Mục tiêu kế hoạch tác chiến của các bên Trận_Smolensk_(1941)

Quân đội Đức Quốc xã

Mặt trận Xô-Đức giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1941

Mục đích tối hậu của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của phát xít Đức chính là thành phố Smolensk, chiếm được thành phố này là nắm giữ "chiếc chìa khoá" tiến tới thủ đô Moskva. Trong đợt tấn công mới vào khu vực phụ cận Moskva, quân Đức kỳ vọng rằng họ sẽ giành được những thắng lợi quyết định[10]. Họ dự định sẽ cắt các lực lượng phòng thủ của Hồng quân thành 3 phần tại Polotsk-Nevel, Smolensk, Mogilev, bao vây tiêu diệt các khối quân này. Điều đó sẽ tạo tiền đề rất thuận lợi cho đợt tấn công sắp tới vào thủ đô Moskva.

Việc bao vây cánh phải của quân đội Liên Xô tại Polotsk-Nevel (Tập đoàn quân 22) sẽ do các lực lượng liên hợp của Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm đảm nhiệm. Đòn tấn công của lực lượng chính của tập đoàn quân số 4 Đức sẽ nhằm vào các lực lượng chủ yếu của Phương diện quân Tây (Liên Xô) tại Smolensk (Các tập đoàn quân 20, 19 và 16) và Mogilev (tập đoàn quân 13).

Quân Đức đã quyết định tấn công bằng các đơn vị thiết giáp cơ động mà không cần đợi sự có mặt của các sư đoàn bộ binh, và đây là một điều bất ngờ đối với quân đội Liên Xô. Trong nhật ký của mình vào ngày 12 tháng Bảy, Franz Halder đã viết:

Sau khi bắt giữ một phần lực lượng thuộc tập đoàn quân 13 của địch. Căn cứ vào lời khai của tù binh và tài liệu thu giữ được, có thể thấy rằng cuộc tấn công của chúng tôi trên tuyến sông Dniepr là hoàn toàn bất ngờ đối với kẻ thù…
— Franz Halder, [11])

Mặc dù không nắm được kế hoạch và ý đồ phòng thủ của Liên Xô nhưng các chỉ huy quân đội Đức đã cố gắng nghiên cứu cuộc tấn công trên hướng Lepel và các sự kiện tiếp theo để phát hiện ra việc tập trung các tập đoàn quân chủ lực của Phương diện quân Tây đang hoạt động trên tuyến phòng thủ thứ hai.[12]

Quân đội Liên Xô

Đối diện với quân Đức dọc theo sông Dneprsông Tây Dvina là hai tuyến phòng thủ của Quân đội Liên Xô, (được phương Tây quen gọi là phòng tuyến Stalin). Các lực lượng phòng thủ tuyến đầu gồm Tập đoàn quân 13 của Phương diện quân phía Tây và các Tập đoàn quân 20, 21 21 được điều động từ lực lượng dự bị thuộc Bộ Tổng tư lệnh tối cao (STAVKA). Lực lượng tuyến hai gồm Tập đoàn quân 19 đóng tại Vitebsk và Tập đoàn quân 16 đóng ở Smolensk. Về phía Đức, mối đe dọa từ Tập đoàn quân xe tăng 3 ở phía Bắc gây cho Bộ Tư lệnh phương diện quân Tây (Liên Xô) nhiều mối lo ngại nhất.[13]

Do không có ưu thế hơn quân đội Đức Quốc xã về binh lực và phương tiện, đặc biệt là máy bay và xe tăng nên ý đồ tác chiến bao trùm của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô là phòng ngự chiến lược với các biện pháp như sau:

1. Kìm giữ thật lâu chủ lực của đối phương trên các tuyến phòng thủ theo hình bậc thang nhằm tranh thủ được nhiều thời gian nhất để đưa các lực lượng từ tuyến sau tới và thành lập các đội dự bị mới, điều động và triển khai các lực lượng này trên những hướng quan trọng nhất.2. Gây cho đối phương những thiệt hại lớn nhất có thể, làm cho đối phương mệt mỏi, hao hụt, dần dần mất đi sức mạnh đột kích nhằm tiến tới cân bằng so sánh lực lượng.3. Đảm bảo thực hiện các biện pháp sơ tán thường dân và di chuyển các mục tiêu công nghiệp vào sâu trong nội địa đất nước, tranh thủ thời gian chuyển hướng nền công nghiệp sang phục vụ tối đa cho các nhu cầu chiến tranh.4. Tích lũy tối đa binh lực, vũ khí và phương tiện để chuyển sang phản công khi có thời cơ.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Smolensk_(1941) http://www.aeiou.at/aeiou.encyclop.r/r496539.htm http://ww2doc.50megs.com/Issue41/Issue41.html http://www.boardgamegeek.com/game/3041 http://www.onwar.com/articles/9903.htm http://www.fronta.cz/bitva-u-jelni-v-lete-1941 http://www.fronta.cz/smolensk-a-kyjev-1941 http://lexikon-der-wehrmacht.de/Personenregister/L... http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Personenregist... http://www.idiot.vitebsk.net/i40/mart41.htm http://militera.lib.ru/db/bock_f/index.html